Tác giả : Đoàn Kiến Nghiệp
Chương 5, Luận Dụng Thần
Trang 43 - 74
Luận dụng thần
Dụng thần là thần (khí) mà Bát tự dùng được. Thông thường ngũ hành nhân mệnh lấy bình hành làm mừng, thái quá và bất cập đều là "bệnh", bệnh thì tất nhiên cần "dược"; dược chínnh là "dụng thần". Thân hàn ưa hỏa làm ấm thân, thân táo (nóng) ưa dụng thủy để nhuận; vượng tất nên tiết nên khắc, suy tất nên sinh nên trợ. Bát tự có dụng thần, đại vận gặp được nó như nắng hạn gặp mưa rào (khô miêu đắc vũ - mầm khô mà được mưa), bộc phát hưng thịnh, nhẹ bước đường mây (hồng mao ngộ phong - nhẹ như lông hồng mà còn được gió), ung dung mà có thành quả; Bát tự không có dụng thần hoặc đại vận không hành đất dụng thần, tất cuộc đời tẻ nhạt vô vị, chẳng có gì đặc sắc, hoặc có chí mà khó vung vẩy. Sát Thương Kiêu Nhận tuy là hung thần nhưng nếu dùng được đều có thể thành bậc kỳ tài sự nghiệp to lớn; Tài Quan Thực Ấn tuy là cát thần nhưng không dùng được lại thành hại mà vô ích, cho nên dụng thần là mấu chốt của bát tự, cũng là điểm nan giải trong bát tự, phượng phát luận dụng thần trong các sách có rất nhiều nhưng tóm lại chỉ có vài phép: một là Phù ức; hai là Điều hậu ; ba, Bệnh dược và bốn là Tòng thế.
Tiết 1: Phù ức thủ dụng
Ức phù là ức phù đối với nhật chủ, ức tức là khắc hao nhật chủ, phù tức sinh trợ nhật chủ. Nói thông thường như nhật chủ nhược cần Ấn thụ sinh phù cho ta, Tỉ kiếp cùng dạng như ta thì trợ cho ta; nhật chủ cường thì chọn lấy cái khắc ta là Quan sát để chế hoặc cái ta sinh là Thực thương để tiết. Lấy Quan sát làm dụng phải phối hợp với lấy Tài tinh, hoặc lấy Tài tinh làm dụng phải phối với lấy Thực thương. Phép thủ dụng Phù ức trước tiên cần phải biện rõ nhật chủ cường nhược.
Thứ nhất, phán đoán nhật chủ cường nhược cần quan sát các điểm chính:
1. Xem nhật chủ đắc lệnh hay không đắc lệnh. (có thể xem phần luận ở Chương 3, tiết 3), quy luật suy vượng thập can ngũ hành tứ quý để phán đoán nhật chủ đắc lệnh hay không và mức độ cường nhược.
2. Xem trong tứ trụ có hay không Tỉ kiếp trợ giúp thân, trong tứ trụ ngoài Tỉ kiếp thiên can ra, thì còn kể cả Tỉ kiếp tàng trong nhân nguyên địa chi niên nhật thời, nếu Tỉ kiếp nhiều thì khí thế nhật trụ vượng, gọi là nhật nguyên đắc thế; cũng là vượng nhưng Tỉ kiếp ít thì nhật nguyên bất đắc thế. Mức độ trợ thân của Tỉ kiếp ở Địa chi thông thường lớn hơn Thiên can; bản khí địa chi lớn hơn dư khí; sát nhật chủ (ảnh hưởng) lớn hơn xa nhật chủ.
3. Xem trong tứ trụ có hay không có Ấn thụ phù thân, có Ấn thụ phù trợ có thể gia tăng khí thế vượng của nhật chủ. Trừ Thiên can ấn thụ ra thì còn có Ấn thụ đóng ở Địa chi niên , nhật , thời bản khí ấn thụ cũng có thể trợ thân. Lực sinh trợ của địa chi lớn hơn Thiên can, của ấn thụ sát nhật chủ lớn hơn ấn xa nhật chủ; nhưng phải chú ý địa chi chứa khí ấn thụ thì không thể phù trợ thân, như Hợi bản khí là thủy trong chứa Giáp mộc, mà Giáp mộc trong hợi thủy thì không thể sinh hỏa.
4. Xem trong tứ trụ có hay không hợp cục, hội cục bang trợ nhật chủ. Hợp hội Tỉ kiếp cục và Ấn thụ cục cũng đều gia tăng thế của nhật chủ.
Xem nhật nguyên cường nhược, căn cứ vào 4 điểm này mà quan sát tổng hợp phán đoán. Mức độ nhật chủ cường nhược có thể chia thành 5 cấp độ : cực cường, cường, trung bình, nhược và cực nhược. Dùng phép phù ức để chọn dụng thần thông thường chỉ là nhắm vào hai loại nhật chủ cường cấp và nhược cấp. Nhật chủ cực cường thì không thể khắc ức, khắc thì như địch phải kẻ mạnh tức thì tai ương đến. Nhật chủ cực nhược lại không thể sinh phù, sinh phù không những không cứu giúp tu bổ mà ngược lại làm bất hòa với thần khí khác. Nhật chủ không suy không vượng không cần phù ức thì theo phép khác để chọn dụng thần.
Thứ hai, phép chọn dụng thần khi nhật chủ vượng:
(còn tiếp)
Mời mọi người thử chọn trước dụng thần cho hai trụ sau :
1. Nữ, Bính ngọ / Tân mão / Bính tuất / Canh tý
2. Nam, Giáp thân / Tân mùi / Mậu Tý / Bính thìn
Thứ hai, phép chọn dụng thần khi nhật chủ vượng:
1. Nhật chủ vượng, như trong trụ Tài Quan ít, nhẹ nhưng có gốc có khí, nếu chọn tiết thần là Thực thương sẽ làm hại đến Quan tinh, đó là bởi vì Tài là nguồn dưỡng Mệnh, Quan là gốc lập thân, Bát tự có Quan sát thì dụng Quan sát, không thể bỏ gốc lấy ngọn. Nếu trong bát tự Tỉ kiếp vượng thì có thể dụng Quans át để khử Tỉ kiếp ức nhật chủ, đây là lấy Quan sát làm Dụng thần, Tài làm Hỷ thần. Nếu trong bát tự Ấn thụ vượng thì dùng Tài tinh khử Ấn thụ, ức Nhật chủ, đây là lấy Tài làm dụng và trợ giúp cho Quan sát; Nhật chủ vượng lại hành vận Tỉ Kiếp, vận Ấn thụ gọi là "Bối lộc, trục mã", là điềm tất phá bại, đổ nát.
Ví dụ 5.1. Nữ,
Bính ngọ / Tân mão / Bính tuất / Canh tý
Đại vận: Nhâm dần - Kỷ sửu - Mậu tý - Đinh hợi - Bính tuất - Ất dậu
Trụ này Bính hỏa sinh tháng hai, nguyệt lệnh sinh Nhật chủ, trụ năm Bính Ngọ toàn hỏa, Ngọ tuất bán hội hỏa cục cho nên nhật chủ cường vượng, nhật vượng thân cường có thể thắng Tài Quan, Tài can tháng bị một bầy Kiếp phân tranh, gia nghiệp không nhờ cậy được, bạch thủ khởi gia tay trắng lập nghiệp. Thời thượng Tài Quan khả dụng, lại hành vận phương Bắc là đất Tài quan (đây là nữ mệnh), cho nên chồng sang con quý. Cuội đời cả hai yếu tố Tài Quan đều tốt đẹp. Nếu đổi thành nam mệnh, trung niên vận hành đông nam, sinh trợ cho Tỉ kiếp, Tài bị khắc tiệt, thành kẻ cùng khổ. Đây là ví dụ dụng thần là Chính quan.
Ví dụ 5.2. Nam,
Giáp thân / Tân mùi / Mậu Tý / Bính thìn
Đại vận: Nhâm thân - Quý dậu - Giáp tuất - Ất hợi - Bính tý - Đinh sửu
Nhật can Mậu thổ sinh vào tháng 6, thổ lệnh đương nắm quyền lại có thời chi là Thìn thổ, Mậu thổ trong niên chi Thân cùng trợ giúp. Can giờ Bính hỏa sinh trợ, nhật chủ vượng tướng. Can năm Giáp mộc Thất sát thông căn nguyệt lệnh và có Thân Tý Thìn hợp Tài cục sinh phù, chính là Thân cường Sát suy phùng Tài vượng sinh Sát, cho nên chọn Sát làm Dụng thần, Tài làm Hỷ thần, hành vận Giáp Tuất Ất Hợi cả hai vận hành Tài Quan đắc địa, quan cao phú túc, đây là ví dụ minh họa Thất sát làm dụng thần.
Tiếp tục, mời đoán dụng thần:
VD5.3: Nam mệnh, Giáp Thìn / Bính Dần / Đinh Hợi / Mậu Thân
VD5.4: Nữ mệnh, trích từ Thần Phong Thông Khảo
Tân Hợi / Canh Tý / Mậu Tuất / Kỷ Mùi
Ví dụ 5.3: Nam mệnh,
Giáp Thìn / Bính Dần / Đinh Hợi / Mậu Thân
Mệnh này Đinh sinh tháng dần, đắc lệnh lại được Tỉ Kiếp phù giúp, chính Ấn sinh trợ, Nhật chủ vượng tướng đóng ở chi ngày Quan tinh, Hợi quan tinh lại phùng hợp với Dần nguyệt lệnh, nhật chủ được tiết bớt khí; mừng được chi giờ Thân Tài tinh xung dần mà sinh Quan, nên mệnh này Nhật chủ vượng Ấn cường Dụng thần tức là Tài tinh, chỉ tiếc là phân nửa đời người hành vận hỏa thổ, đoạt Tài còn thương khắc Quan tinh, tuy tài giỏi học thức mà bôn ba chưa gặp thời, vợ chia lìa, tiền tài tổn thất, thực là vận hạn chẳng ra gì. Vận đến Nhâm thân, già lão mới có thể chuyển biến tốt, tiếc thay ! Nửa đời đáng thất vọng, trung niên hào hoa tao nhã đã qua, vận tốt lúc tuổi già để làm gì? Đây là ví dụ lấy Tài làm dụng thần, mà hành vận chẳng ra gì.
Ví dụ 5.4: Nữ mệnh, trích từ Thần Phong Thông Khảo
Tân Hợi / Canh Tý / Mậu Tuất / Kỷ Mùi
Mệnh này là mệnh vợ của một Trạng nguyên. Nhật chủ Mậu thổ sinh tháng Tý không được lệnh, nhưng gặp ngày giờ toàn thổ, Tỉ Kiếp nhiều mà đắc thế, Nhật chủ từ suy chuyển vượng, có thể vượt thắng Tài Quan, mừng được phu tinh Giáp mộc trong Hợi trụ năm tự tọa Trường sinh, có Quan sát tức có thể dụng Quan sát, hành vận Nhâm dần phu tinh đắc lộc, phu quân đỗ Trạng Nguyên, đây là trường hợp mệnh mà Nhật chủ không đắc lệnh nhưng được Tỉ Kiếp trợ giúp thành vượng tướng.
+++++++++
Mọi người ai cũng đoán được trên dưới 50%. Có Saomai đoán trúng phóc ví dụ 5.4.
+++++++++
2. Nhật chủ vượng trong trụ Tài thần khinh, không thấy Quan Sát còn Tỉ Kiếp đầy trụ, dụng Quan thì kích động Tỉ Kiếp mà hại Quan, không bằng dụng Thương Thực để tiết đi thế vượng của Tỉ Kiếp mà lại có thể sinh Tài, trường hợp này nếu trong Bát tự Tỉ Kiếp vượng thì chọn Thương Thực làm Dụng thần, hỗ trợ cho Tài tinh; nếu trong Bát Tự Ấn thụ vượng thì lấy Tài làm Dụng thần, Thương Thực làm Hỉ Thần.
______
Mời đoán hai ví dụ tiếp theo:
Ví dụ 5.5: Nam
Quý Mão / Canh Thân / Tân Sửu / Nhâm Thìn
Vận: Kỷ Mùi -Mậu Ngọ -Đinh Tị -Bính Thìn -Ất Mão -Giáp Dần
Ví dụ 5.6: Nam
Giáp Thìn / Mậu Thìn / Mậu Tuất / Mậu Ngọ
Vận: Kỷ Tị -Canh Ngọ -Tân Mùi -Nhâm Thân -Quý Dậu -Giáp Tuất
Ví dụ 5.5: Nam
Quý Mão / Canh Thân / Tân Sửu / Nhâm Thìn
Vận: Kỷ Mùi -Mậu Ngọ -Đinh Tị -Bính Thìn -Ất Mão -Giáp Dần
Nhật chủ Tân kim sinh vào tháng bảy là đất (Đế) vượng, có Canh kim Tỉ kiên bang trợ và thông căn ở mộ khố sửu nên Nhật chủ cường. Trong trụ có Nhâm Quý nhị thủy một lộ một sát bên tiết thân, lại thông nguyệt chi Thương Quan hữu khí. Trong trụ bất kiến Quan tinh, chỉ có niên chi có một Tài tinh, dụng Tài rõ ràng rồi. Trung niên vận hành vận hành Ất mão, Giáp dần dụng thần đắc lực, kinh doanh trúng tiền triệu, sự nghiệp phát triển không ngừng. Đây là trường hợp trụ không có Quan sát, Thương Thực dụng Tài.
Ví dụ 5.6: Nam
Giáp Thìn / Mậu Thìn / Mậu Tuất / Mậu Ngọ
Vận: Kỷ Tị -Canh Ngọ -Tân Mùi -Nhâm Thân -Quý Dậu -Giáp Tuất
Mệnh này Mậu sinh tháng Thìn, một đoàn Tỉ Kiếp, Nhật chủ vượng tướng, vốn có thể dụng Thất sát nhưng vì tháng ba mộc đang thoái khí, tính chất mộc suy yếu nên khó lòng làm tơi thổ dày nên xuất thân nghèo khó, đi học cũng bất thành; đến thuở niên thiếu vận đến hỏa thổ, cha chết, lại nhiều anh nên bần cùng không thấu, đến vận Tân Mùi gặp Lưu niên kim thủy khiến vận chuyển tốt trở nên khá giả, có thể thấy đây là dụng Thương Thực để sinh Tài mà không dụng Quan sát; sau đến vận Nhâm thân, Quý dậu, bắt đầu giàu có sung túc. Đây là ví dụ minh họa Thất Sát suy yếu vô dụng thì dùng Thương Thực sinh Tài tiết thân.
Ví dụ 5. 7 (trích tự Trích Thiên Tủy)
Mậu Thân / Bính Thìn / Đinh Mão / Giáp Thìn
Đại vận: Đinh tị - Mậu Ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu - Nhâm tuất
Đinh Mão Nhật nguyên sinh vào cuối xuân có Tỉ Kiếp Ấn thụ trợ giúp, Nhật nguyên vượng tướng. Chi năm Tài tinh có Thương Quan sinh trợ, hiềm vì mộc thịnh thổ hư nên vốn dòng dõi học thức mà chẳng thành. Sau đến vận Canh thân Tân dậu phát tài trên trăm ngàn, Mệnh này đến vận Thực Thần Kỷ Mùi mà chưa phát là do Mão Mùi bán hợp Ấn cục là Kỵ thần. Đây là trường hợp Ấn vượng lấy Tài làm dụng.
Ví dụ 5. 8 (cũng trích từ Trích Thiên Tủy)
Mậu Dần / Ất Mão / Giáp Thìn / Tân Mùi
Đại vận: Bính thìn - Đinh tị - Mậu Ngọ - Kỷ mùi - Canh thân - Tân dậu
Trụ này các chi Dần Mão Thìn hợp thành phương Đông, Kiếp Nhận uy thế hiện rõ, Quan tinh trụ giờ hư nhược không đủ để chế cường mộc cho nên khó thể tiếp tục theo nghiệp học hành. Sơ vận hỏa thổ Thực thương sinh Tài, tiền của hanh thông dư dật. Đến vận Canh thân Tân dậu, Tân quan đắc địa, công danh theo cách dị lộ thành công bằng cách bỏ tiền mua tước quan đứng đầu một châu. Phân tích Mệnh này, Nhật chủ vượng tướng đều có thể lấy dụng thần là Thực thương để tiết nhật chủ mà cũng có thể lấy Quan sát để ức nhật chủ, trên thực tế đây là theo mỗi vận hạn khác nhau mà chọn dụng thần thay đổi tương ứng. Bởi vậy vận trình mệnh vận người này trước và sau đều có sự khác biệt. Đây là trường hợp Nhật chủ vượng thì "khắc" hay "tiết" đều có thể làm Dụng thần.
Trong thực tiễn, phép chọn Dụng thần khi Nhật chủ vượng thông thường chỉ có hai phép, một là chọn Tài Quan làm dụng, hai là chọn Thương thực Tài làm dụng.
1. Nhật chủ vượng, khi chọn Tài Quan làm dụng thần thì Tài Quan trong trụ cần phải hữu khí, Tài có thể sinh Quan, Quan có thể hộ Tài, Tài quan như một nhà chăm lo cho nhau; Nếu Bát Tự Ấn nhiều, hỷ dụng Tài mà không dụng Quan sát là vì Quan sát sinh Ấn làm Nhật chủ (đang vượng) càng vượng thêm; nếu Bát Tự Kiếp nhiều, hỉ dụng Quan sát và phụ thêm Tài vì Tài ít mà Kiếp nhiều sẽ bị họa tranh đoạt; nếu Bát Tự có Thương Quan tất hỷ Thực thương (với điều kiện) không thấy Quan tinh hoặc được Tài tinh hóa giải hoặc tàng trong chi không hiện; nếu Bát tự Tài nhiều Quan sát nhỏ thì hỷ dụng Quan sát; nếu Bát tự Sát tinh nhiều, Tài tinh nhỏ thì không nên dụng Tài vì Nhật chủ vượng có thể thắng được Tài nhưng lại không thể thắng được khắc chế của Quan sát, mà Tài lại trợ Sát làm hại thân. Tình huống này thì tùy theo đó mà dụng Ấn thụ hóa Sát hoặc chọn Thương Thực chế Sát. Đây là trường hợp Tài sinh Quan mà thành cách đa số là học giả có địa vị xã hội hoặc quan quý.
2. Nhật chủ vượng, khi chọn Thương Thực Tài làm dụng, cần trong trụ không thấy Quan sát, nếu có Quan sát hoặc suy yếu vô lực hoặc ám tàng không hiện thì lại nên trong trụ cùng có Thương Thực và Tài tinh, tất Tỉ Kiếp bị Thương Thực hóa giải không đưa đến khắc Tài; Bát Tự Ấn nhiều, hỷ dụng Tài để phụ dụng Thực thương là vì Ấn nhiều tất khắc Thương Thực, dụng Tài có thể phá Ấn; Bát Tự Kiếp nhiều, hỷ dụng Thương Thực mà không cần Tài nhân vì Tài ít ắt gặp nhiều Kiếp tranh đoạt; Bát Tự Tài tinh nhiều, Thương Thực nhỏ thì hỷ dụng Thực thương; Bát Tự Thương Thực nhiều, Tài tinh nhỏ thì hỷ dụng Tài tinh. Loại trường hợp Thương Thực sinh Tài mà thành cách thì đa số là thương nhân, nhà kinh doanh giàu có.
Thứ ba, phép chọn dụng thần khi nhật chủ nhược:
(còn tiếp)
Thích thì đoán dụng thần các trụ sau:
Vd5.9
Mậu Tuất / Kỷ Mùi / Ất Tị / Đinh Hợi
Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất -Quý Hợi -Giáp Tý
Vd5.10:
Nhâm Thân / Tân Hợi / Bính Ngọ / Canh Dần
Nhâm Tý -Quý Sửu -Giáp Dần -Ất Mão -Bính Thìn -Đinh Tị
Đăng nhận xét
cám ơn bạn đã nhận xét